Lịch sử Đồng tính luyến ái ở Trung Quốc

Một cô gái xem trộm hai người con trai đang yêu nhau.

Đồng tính luyến ái đã được ghi nhận từ thời Thương Chu, thời Xuân Thu cũng như đời Hán về sau, đặc biệt là mối quan hệ tình cảm của nhiều hoàng đế.

Thời Xuân Thu Chiến Quốc, vua Vệ Linh Công đã từng say mê và sủng ái Di Tử Hà, một thanh niên thông minh, khôi ngô, tuấn tú. Di Tử Hà đã từng lấy xe của vua đi thăm mẹ bệnh mà chưa được sự đồng ý của vua và từng mời vua ăn quả đào do mình đã cắn. Vua không những không phạt anh ta mà còn khen hiếu thuận với mẹ và yêu quý vua. Mối tình chia đào vì thế mà hay được nhắc trong dân gian bằng câu thành ngữ dư đào đoạn tụ (余桃断袖). Khi Di Tử Hà không còn vẻ đẹp như xưa, nhà vua đâm ra chán ghét, sau đó lại thích một thanh niên khác là Công Tử Triều.[4]

Câu thành ngữ mê Long Dương bắt nguồn từ mối tình của Ngụy An Ly vương và cậu học trò Long Dương Quân rất được nhà vua sủng ái.[4]

Vị hoàng đế anh minh và hiếu thuận Hán Văn Đế, người khai sáng nền chính trị Văn Cảnh, một trong những thời kỳ thịnh trị của triều Hán rất yêu quý Đặng Thông. Họ đi đâu cũng có nhau và đêm thì ngủ chung giường. Nhà vua cho Đặng Thông nhiều vàng bạc và phong chức đại phu trong triều mặc dù Đặng Thông chỉ là một người chèo thuyền không biết y thuật. Sau này nhà vua còn cho phép Đặng Thông tự đúc tiền mà dùng. Câu thành ngữ tiền họ Đặng rất phổ biến ở Trung Hoa. Tuy nhiên, Đặng Thông là người trung thực, cẩn trọng và hết lòng chăm sóc khi nhà vua lâm bệnh nặng không ngại tanh hôi.[4]

Hán Ai Đế cũng từng sủng ái và phong chức rất cao trong triều cho Đổng Hiền, một người giống phụ nữ, dịu dàng và có khuôn mặt kiều diễm. Có một lần ngủ trưa, Đổng Hiền gối lên cánh tay áo của nhà vua ngủ. Ai Đế muốn quay người nhưng cũng không muốn làm tỉnh giấc của Đổng Hiền nên cắt cánh tay áo của mình. Người ta sau gọi mối tình đồng tính là mối tình cắt tay áo cũng là có nguồn gốc là điển cố này. Khi nhà vua mất, hoàng đế mới là Vương Mãng cực lực phản đối Đổng Hiền. Vì sợ gặp họa và cũng để đáp lại tình yêu của vua dành cho mình, Đổng Hiền và vợ con đã tự sát tại nhà.[4]

Nhà nghiên cứu Phan Quang Đán kết luận rằng hầu như hoàng đế nào của nhà Hán cũng có một hoặc nhiều bạn tình là nam giới. Một số sách lịch sử kể về một số người đồng tính nữ. Đồng tính luyến ái phổ biến vào đời Tống, đời Minhđời Thanh.

Ở một số vùng, tình yêu đồng tính được đặc biệt coi trọng. Có một câu chuyện vui rằng vào đời nhà Minh, Phúc Kiến là nơi duy nhất mà quan hệ tình cảm của tầng lớp quý tộcthương gia đối với các người bán dâm nam hạng sang rất phổ biến.[5] Xie Zhaozhe, một tác giả ở Phúc Kiến đã phản bác điều này: "từ Giang NamChiết Giang đến Bắc KinhSơn Tây, không ai biết đến mối quan hệ kiểu này." [5] Những nhà truyền giáo Dòng Tên chẳng hạn như Matteo Ricci cho rằng điều này có vẻ xuyên tạc nhưng ông thực sự đã lo lắng vì sự công khai của những mối quan hệ này.[6] Hầu hết những người quan hệ đồng tính với người bán dâm nam hạng sang là những người xa hoa và suy đồi thuộc tầng lớp quý tộc và thương gia. Vài người không phải là người đồng tính vì họ cũng yêu cầu những cô gái phục vụ.[7][8]

Hai thanh niên nam làm tình, tranh cuốn màu nước mờ trên giấy, Bắc Kinh, đời nhà Thanh, sưu tập cá nhân cuối thế kỷ 19.

Tình yêu đồng giới cũng được ca tụng trong nghệ thuật, nhiều chứng cứ còn tồn tại qua nhiều vụ tàn phá trong lịch sử. Mặc dù chưa thấy bức tượng nào còn tồn tại, người ta tìm thấy nhiều bức tranh trong các bộ sưu tập cá nhân.[9]

Vào năm 1944, học giả Sun Cizhou cho rằng nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên là người yêu của nhà vua thời đó. Trong bài thơ hàng đầu của Khuất Nguyên, bài Ly Tao (離騷), ông tự gọi mình là mỹ nhân, từ thường dùng để chỉ người yêu là phụ nữ.

Luật phản đối đồng tính đầu tiên có tác dụng là vào năm 1740. Không có ghi nhận nào về việc thực thi luật này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồng tính luyến ái ở Trung Quốc http://books.google.com/books?id=1LmEC1b1bncC&pg=P... http://books.google.com/books?id=gGQFZivU2AMC&pg=P... http://peijinchen.com/blog/2008/06/18/li-yinhe-on-... http://news.xinhuanet.com/english/2005-10/10/conte... http://news.xinhuanet.com/english/2005-12/26/conte... http://www.androphile.org/preview/Museum/China/NEW... http://www.npr.org/templates/story/story.php?story... http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/nhietkevanhoa/542... https://web.archive.org/web/20090223231511/http://... https://web.archive.org/web/20110824061053/http://...